Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

190. Thiền Sư Tây Đường Trí Tạng - (735 - 814) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng

26/11/202018:36(Xem: 15196)
190. Thiền Sư Tây Đường Trí Tạng - (735 - 814) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng




Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài Thiền Sư Trí Tạng Tây Đường, đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng.

Ngài xuất gia năm 8 tuổi, thọ giới cụ túc năm 25 tuổi. Một thầy tướng nói Ngài có cốt cách phi phàm, có túc duyên từ kiếp trước, sẽ là phụ tá cho pháp vương.

Ngài được Mã Tổ cho nhập chúng tu học và sau đó được Mã Tổ ấn chứng, sử sách không có ghi cách ngộ đạo của Ngài.

Một hôm Mã Tổ sai Ngài đến kinh đô Trường An dâng thơ cho Quốc Sư Huệ Trung, Quốc sư là đại đệ tử của Lục Tổ và là Sư thúc của ngài.

Quốc Sư  Huệ Trung hỏi :”Thầy con nói pháp gì để dạy cho người”.
Ngài Trí Tạng đi vài bước từ đông sang Tây rồi đứng lại.
Quốc Sư Huệ Trung hỏi :”chỉ có cái ấy hay còn cái gì?”.
Ngài Trí Tạng trở lại đứng bên đông.

Quốc sư Huệ Trung bảo:" Cái đó là của thầy con,  còn phần con thì thế nào?
Ngài Trí Tạng thưa: "con đã trình tương tợ với Hòa thượng rồi"


Sư phụ giải thích là Ngài Trí Tạng đi những bước đi trong chánh niệm, tâm tĩnh lặng, vô niệm, không vọng tưởng sinh khởi.
Sư phụ củng giải thích qua cái nhìn của hành giả tịnh độ, "đi từ đông sang Tây" là đi từ cõi phàm sang cõi thánh", rồi "Từ trở lại Đông " là quay trở lại cõi Ta bà để tế độ chúng sanh.


Mã Tổ hỏi đệ tử Trí Tạng: "Sao con không xem kinh? "
Ngài thưa: "Kinh đâu có khác "
Mã Tổ khuyên "Tuy nhiên như thế, song con về sau vì người mà cần phải xem "
Ngài bạch: "Con bệnh cần phải trị dưỡng, đâu dám nói vì người".
Mã Tổ ấn chứng " Về sau con sẽ làm Phật pháp hưng thạnh ở đời "



Sư phụ giải thích: Lúc đầu Ngài Trí Tạng không xem Kinh vì ngài theo lời dạy trong kinh Viên Giác  là "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ", có nghĩa "tất cả kinh Phật dạy như ngón tay chỉ mặt trăng". Ở đây, Ngài Trí Tạng đã thấy trăng rồi nên buông ngón tay, ngài "qua sông nhưng không lụy đò", ngài khác với chúng ta ở chỗ này. Nhưng Sư Phụ Mã Tổ khuyên "Tuy nhiên như thế, song con về sau vì người mà cần phải xem ", có nghĩa là khi ra giáo hóa chúng sanh con phải trích cú tấm chương, dẫn giải kinh sách, lời Phật dạy để làm nền tảng tín tâm cho chúng sanh. Chính nhờ lời khuyên này mà về sau Ngài Trí Tạng ra giáo hóa, độ rất nhiều người, đặc biệt có nhiều đệ tử từ nước Tân La (Triều Tiên ngày nay) sang học với TS Trí Tạng và mang thiền tông về phát triển ở xứ sở đó như Thiền Sư Đạo Nghĩa (sáng lập phái Ca Trí sơn), Thiền Sư Hồng Trắc (khai sáng phái Thực Tướng Sơn), Thiền Sư Huệ Triết (sáng lập phái Đồng Lý sơn).


Đến ngày mùng 8 tháng 4 năm Nguyên Hòa thứ chín, Ngài Trí Tạng an nhiên kiết già  viên tịch, thọ thế 80 tuổi đời và 55 tăng lạp. Vua Hiến Tông Trung Hoa ban hiệu cho ngài là Đại Tuyên giáo Thiền Sư.


Bạch Sư Phụ, con kính tri ơn Sư Phụ đã tận tụy ban pháp thoại cho chúng con kiến thức về Pháp Phật, rất thâm sâu vi diệu, trân quý vô ngần, con đường  truyền mạng mạch chánh pháp của Như Lai tới nay tròn 190 ngày, bao gồm những bài giảng về 108 bài kệ đảnh lễ Tam Bảo (do HT Trí Thủ soạn), rồi thập đại đệ tử Phật, rồi từ Sơ Tổ Ca Diếp ở Ấn Độ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Hoa, và nay Tổ Trí Tạng Tây Đường... không hề bị gián đoạn. Mười phương Chư Phật, Chư Tổ...vẫn còn trong thế giới thiêng liêng cao cả và luôn gia hộ cho chúng sanh từng bước lột bỏ mê mờ để đạt tự tánh Giác luôn thanh tịnh tròn sáng ẩn tàng bên trong.


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ Tử Quảng Tịnh Tâm
( Montréal, Canada).





190_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tri Tang

Hưng thịnh Phật Pháp đất Triều Tiên !

Con kính dâng bài thơ trình pháp sau khi nghe pháp thoại sáng hôm nay về TS Tây Đường Trí Tạng 
Kính chúc Thầy luôn pháp thể khinh an dù quá nhiều Phật Sự và kính đa tạ, HH



Túc duyên ...xuất gia từ bé lại thêm hảo tướng !

Trứ danh hàng đệ tử ....hầu Pháp vương

Trình pháp bước đi tịnh lạc tương đương

Sư Ông Huệ Trung thầm khen ấn chứng !



Tây Đường Tự... giảng CÓ -KHÔNG tuỳ thể dụng,

Trí Tạng đầu trắng khi được hỏi ý Tổ Sư !

Đào luyện nội tâm ...thấy Tánh rồi ...học kinh thư

Đại Giác, Đại Tuyên Giáo thiền sư ... Đức vua ban pháp hiệu.



Đa tạ Giảng Sư,

bài pháp thoại nhuần ôn điều chính yếu:

Buông bỏ trú trước trên ngôn ngữ, văn danh

Nương vào lời kinh Phật để giáo hoá quần sanh,

Dùng niềm tin làm phương thuốc bịnh chữa bịnh đúng

Đất Tân La (Triều Tiên) quả được nhiều ân sũng !!!!



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Huệ Hương

26/11/2020



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2020(Xem: 13461)
Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Từ lúc ra đời, báo chí Phật giáo đã trở thành một phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo và giữ gìn di sản văn hóa cổ Việt Nam. Tuy giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo và mang lại nguồn sử liệu quan trọng giúp thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm lưu trữ đầy đủ. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị về tư liệu mà báo chí mang lại đến nay vẫn là một nỗi trăn trở cho những người yêu mến tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng và về tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung.
26/03/2020(Xem: 8974)
Audio: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (giọng tụng: HT Thích Hoằng Tri)
26/02/2020(Xem: 13886)
Lễ Khánh Thành Chánh Điện, Lễ Hội Quan Âm Chùa Việt Nam, Houston sẽ không tổ chức vào cuối tháng 3-2020 vì dịch cúm Corona
14/12/2019(Xem: 8316)
Những yếu tố tích cực của Phật Giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt
14/05/2019(Xem: 17059)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
20/02/2019(Xem: 14783)
Các video sau đều có mục lục (ngoại trừ các bài giảng lẻ), hầu hếtcó kèm theo thời điểm lúc bắt đầu giảng các mụcđể người nghe có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được HT đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình. Danh sách này chắc chắn còn thiếu, nhất là về phần các bài giảng lẻ, và sẽ được bổ túc thêm sau
16/01/2019(Xem: 4375)
Nhẫn Nhục Là Thù Diệu Nhất - Tâm Tinh cẩn tập
04/01/2019(Xem: 112992)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
01/01/2019(Xem: 6603)
Lễ viếng chị Hướng Dương diễn ra vào 8h ngày 27/4 tại trụ sở Thư viện sách nói dành cho người mù (18B, Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP HCM). Lễ truy điệu và động quan lúc 7h ngày 28/4. Lễ hỏa táng tại Đa Phước, bình Chánh. Chị Nguyễn Hướng Dương sinh năm 1971 tại TP HCM. Với những nỗ lực, đóng góp cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng khiếm thị, chị được bình chọn là Công dân trẻ tiêu biểu TP HCM, huy chương "Vì hạnh phúc người mù" của Trung Ương Hội Người mù Việt Nam, giải thưởng "Bạn đồng hành quanh tôi" của báo Tuổi Trẻ. Chị được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 2, bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Năm 2017, chị có tên trong danh sách 30 tập thể, cá nhân được tôn vinh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới"… Dự án Thư viện sách nói dành cho người mù từng đoạt giải thưởng cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam (trị giá gần 10.000 USD) do Ngân hàng Thế giới tổ chức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]