Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi Bờ Kết Nối

22/12/202404:58(Xem: 225)
Đôi Bờ Kết Nối


cay cau cam thong

ĐÔI BỜ KẾT NỐI


Nghi kỵ, chia rẻ, lòng tham đem lại bao khổ đau bởi chiến tranh, các Tôn giáo chưa đủ năng lực cảm hóa lòng người, mặc dù Tôn giáo có mặt trong nhân loại từ hàng ngàn năm qua, nhưng Tôn giáo vẫn còn khép kín trong phạm trù Tín ngưỡng, phục vụ tín lý, tôn sùng niềm tin, bỏ quên cộng đồng sinh hoạt xã hội.

Hòa nhập không bị hòa tan là một đặc tính của Tôn giáo. Sắc thái Tôn giáo luôn là biểu tượng trong không gian. Tháp nhà thờ cao trong bầu trời là tâm hướng thượng, mái chùa quê thầm lặng sau lũy tre làng là thu mình hướng nội nhìn lại chính mình.Thanh âm lảnh lót chuông nhà thờ như vang vọng vinh danh Thượng đế, âm ỷ tiếng chuông chùa là đà len vào thôn xóm như đánh thức tình người.

Con người mãi tô bồi cho hình thức lý tưởng, say mê thực dụng quên nhiệm vụ Tôn giáo khi đến trần gian, xa dần xa dần lời khấn nguyện lúc chịu phép thụ phong chức sắc, “ khấn nguyện trọn đời chịu nghèo khó” nhưng khó mà nghèo; quên lý tưởng phát tâm khi xuống tóc bước vào cửa Phật: “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn..”nhưng khó mà độ chính bản thân, phiền não sân hận hơn thua tràn đầy nhục thể!!!...chính là yếu tố đánh mất lý tưởng ban đầu, xây bức tường ngăn cách giữa Tôn giáo và xã hội.

Mua bó rau vài chục đồng vẫn trả giá, biết đâu là công sức người trồng và người bán chẳng đáng giá bó rau; bức tường vô tình vì quen sự tính toán đã ngăn cách  cảm thông với nhau, thì chả trách xã hội giàu nghèo vẫn còn quá cách biệt bởi tình người.

Những chuyến từ thiện từ Nam ra Bắc dang tay cứu giúp đồng bào cơ  nạn là nền văn hóa giao tiếp cảm thông, phá tan bức tường ngăn cách vô hình; nghèo  cảm thông nghèo từ miền Tây sông nước thì sá gì chiếc cầu kết nối hai bờ.

Chùa thường xây cất bất cứ nơi đâu, không giành riêng cho một khu vực có tín đồ, thường hòa hợp với cộng đồng đa Tôn giáo, làm từ thiện bất cứ nơi nào, không phân biệt Lương giáo; thể hiện văn hóa giao tiếp từ lúc đạo Phật có mặt.Cầu xây dựng trước nhà thờ Công giáo không những kết nối hai bờ mà còn kết nối tình người giữa hai tôn giáo từ lâu chưa có sự giao tế tương thân

Miền Tây sông nước, bao tấm lòng vượt khó mương rạch, làm nên cầu kết nối hai bờ.

Các đoàn từ thiện nơi phố thị, trong đó có chư Tăng tổ chức, đặc biệt, cây cầu hình thành bằng tấm lòng hiện hữu ngay trước cổng giáo đường Công giáo,nơi miền sâu, vùng xa hẻo lánh.

Đức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Sài gòn Giuse Nguyễn Năng chia xẻ trước các chức sắc Tôn giáo: Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, nhân sỹ trong buổi họp mặt, ca ngợi trước việc làm của một Thượng Tọa.

Cuộc sống, quá khứ cũng như hiện tại trong xã hội ta,tình cảm đã bị chia cắt  trong một số ít người sùng phụng Tôn giáo. Chiếc cầu là một biểu tượng không những vượt qua sự ngăn cách địa lý mà còn xóa tan thành kiến trong tình người; biểu tượng lòng nhân ái, sự bao dung với tâm vô phân biệt của người con Phật.

“Đức cha Phan xi cô kêu gọi xóa tan bức tường ngăn cách vô hình, hãy xây một nền văn hóa gặp gỡ, hãy xây một cây cầu đừng xây bức tường ngăn cách chúng ta!làm tê liệt chúng ta, giết chết chúng ta…”

Những tâm hồn thoáng đạt, chân chánh tràn đầy tình người, thường xóa tan tính đố kỵ, ngờ vực; “lạy Chúa từ tôn, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…”

Tôn giáo là một tình người. –“Chúa ở cùng anh chị em”, có nghĩa trong anh chị em đều có Chúa; Phật giáo nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ngôn ngữ tuy khác bản chất cùng đồng.

 Thập kiết sử trong Phật giáo dạy rõ những hạt giống làm cho ta đọa lạc, ngăn cách chia rẽ anh em; người tu là người buông xả bản ngã, hòa hợp với đồng loại, hòa nhập với thiên nhiên. Cái vô ngã cao quý Phật dạy, do nghiệp lực chúng sanh biến thành bản ngã to lớn, làm nên bức tường vô hình ngăn cách, nhìn nhau bằng cặp kính đa màu .

Thánh Phan Xi Cô hiện thân sự nghèo khó hòa mình với đời sống cơ hàn thì Phật giáo buông xả để hiển lộ Chân Như Phật tánh, phá tan bức tường ngăn cách giữa mình và vạn loại.Một hình thức kết nối hai bờ Mê – Vọng; chiếc cầu của một Thượng Tọa xây dựng trước cổng nhà thờ Công giáo là một biểu tượng hiện thực vào đời sống, ĐÔI BỜ KẾT NỐI,,không lạ!

 

MINH MẪN

21/12/2024

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 2768)
Chúng ta sinh ra làm người đã là khó, xuất gia lại càng khó hơn. Nhưng xuất gia rồi lại được học Phật, học Phật rồi lại được chiêm nghiệm lời Phật dạy và sau khi chiêm nghiệm lời Phật dạy rồi, thấy pháp học này, pháp hành này thích ứng với chúng ta và chúng ta đưa pháp học, pháp hành đó ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa là chúngta ứng dụng pháp học pháp hành ấy vào trong đời sống chúng ta mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong tâm thức ta hoàn toàn lắng yên, tịch lặng, khiến cho hết thảy điều ác từ nơi thân khẩu ý không còn có điều kiện để biểu hiện, khiến cho tất cả những điều thiện luôn luôn biểu hiện nơi thân ngữ ý của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa, là chúng ta luôn luôn giữ tâm ý thanh tịnh đúng như lời Phật dạy, đó là thiên nan vạn nan trong đời sống tu học của chúng ta
23/02/2024(Xem: 1295)
Tôi viết bài này với tư cách là một tu sĩ Phật giáo cấp cao người Mỹ gốc Do Thái, người đã cực kỳ đau khổ trước cuộc tấn công quân sự của Israel vào người dân Gaza. Tôi nhìn thấy chiến dịch này có lẽ là cuộc khủng hoảng đạo đức bi thảm nhất trong thời đại chúng ta. Những trận bom dữ dội, số người chết tăng không ngừng, cuộc phong tỏa chết chóc đối với những nhu yếu phẩm thiết yếu, trận hủy diệt sinh mạng của những người vô tội - tất cả những sự kiện này đốt cháy ý thức đạo đức như một bàn ủi nóng đỏ và đòi hỏi một tiếng hét lớn từ sâu thẳm tâm hồn: “Trời ơi, hãy dừng lại đi!” Thực vậy, với giọng điệu kín đáo của mình, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) đã đưa ra một tiếng hét như vậy, nhưng nó như dường đã bị rơi bỏ đối với những tai điếc.
25/07/2023(Xem: 2372)
Trong số những lý do Tổng thống Nga Vladimir Putin viện dẫn, qua diễn văn dài trên đài phát thanh truyền hình Nga chiều tối ngày 21 tháng 2 năm 2022 để chuẩn bị và biện minh cho cuộc tấn công vào Ukraine từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, ngoài những lý do chính trị và quân sự, còn có lý do tôn giáo, gọi là để “bênh vực Giáo hội Chính thống Nga tại Ukraine bị chế độ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy áp bức”.
14/04/2023(Xem: 4753)
Xưa nay ngoài chư Tăng đắp y vàng, tín đồ phật tử chỉ mặc áo tràng, khất sĩ gọi là áo giới để phân biệt tôn ti.Người Tàu có nhóm đạo tràng cho cư sĩ đắp y nâu, cũng thâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa phổ biến trong các chùa. Giờ đây lại xuất hiện một nữ cư sĩ đắp y vàng, vài ba vị nam cạo đầu đắp y ngồi làm Duy na duyệt chúng trong buổi lễ do vị nữ cư sĩ đắp y vàng làm chủ lễ. Mọi người tôn xưng là sư phụ; xuất hiện tại một ngôi chùa tại miền Bắc Trung Việt.
25/02/2023(Xem: 2031)
Giá trị của một Tôn giáo, không chỉ nhìn vào số lượng tín đồ, nhìn vào cơ cấu tổ chức hay vào mức độ phát triển,thậm chí thời gian tồn tại. Mỗi Tôn giáo có một quy luật, một giáo chế để củng cố tổ chức; giới luật dành cho tu sĩ càng khắc khe,thì thân hành càng hiển lộ uy đức, phước tướng càng phát sanh.
03/11/2021(Xem: 4457)
Đoạn tuyệt với Facebook để vun xới tình người Facebook do Mark Zuckerberg sáng lập năm 2004 khi đang theo học năm thứ hai Đại học Harvard. Zuckerberg ra mắt Công ty Facebook năm 2012 ở vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành và trở thành tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới được nằm trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất toàn cầu. Facebook hiện có 2.7 tỷ người tham gia. The Forbes xếp Mark Zuckerberg hạng 5 trong tốp 10 tỉ phú hàng đầu với tổng số tài sản lên tới 97 tỷ USD.
16/06/2021(Xem: 19390)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
26/04/2021(Xem: 5065)
Dịch Covid-19 "càn quét" Ấn Độ khiến quốc gia Nam Á rơi vào tình trạng nghiêm trọng, với cảnh các bệnh viện không còn giường trống và thi thể xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng.
16/04/2021(Xem: 6034)
Từ chuyện bộ phận có trách nhiệm, một vài địa phương đưa ra yêu cầu những ai muốn khai tôn giáo là Phật giáo trong thủ tục Căn Cước Công Dân (CCCD), phải có giấy chứng nhận là tín đồ mới được chấp nhận. Đây là một chuyện lạ gây ra nhiều thắc mắc trong giới Phật tử, vì từ trước đến nay chưa thấy xảy ra. Ngay cả trong thời gian còn nhiều lo toan, từng bước ổn định và hoàn thiện bộ máy hành chính và quản lý nội chính sau năm 1975, điều này vẫn chưa xảy ra. Nếu ai đến khai vào mục tôn giáo là không tôn giáo hay có tôn giáo là Phật giáo, thì bộ phận chuyên trách vẫn ghi vào theo lời khai ấy. Thí dụ người viết bài này làm thủ tục xin cấp Chứng Minh Nhân Dân (CMND) tại Sở Công An TP.HCM (ảnh 1-xem biên nhận), ngày 16/05/1978, tôi vẫn ghi rõ ràng tôn giáo là Phật giáo mà không ai làm khó dễ gì. Thời gian sau đó sau một vài lần cấp mới, gần nhất là ngày 26/03/2011 làm lại, tôi vẫn ghi Tôn giáo Phật đàng hoàng (ảnh) mà vẫn không thấy có một cản ngại nào. Đó mới là chuyện bình thường (ảnh 2-
26/11/2020(Xem: 10364)
“Tinh thần Dân chủ Nhân dân đã trở thành một phần, không thể tách rời trong phạm vi cuộc sống của nhân loại trên hành tinh này. Điều đó có thể nói là đã ngấm vào tận xương tủy của con người. Nhìn từ sự phát triển của một quốc gia, hay một đất nước phát triển, trên nền tảng chính trị do đa số người dân sống ở một vùng, miền nào đó thực hiện”. Sự phát triển chính trị năng động, cho phép một quốc gia phát triển với tốc độ nhanh. Nói đến Dân chủ, chúng ta cần phải hiểu rằng, Dân chủ thực sự mang lại cho con người quyền tự do biểu đạt, bày tỏ ý kiến, quan điểm, ý tưởng, chính quyền do nhân dân lựa chọn, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục đích của Dân chủ là đạt được công lý bình đẳng cho tất cả công dân thông qua sự trung thực, bình đẳng và bình đẳng chính trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]